Steve Jobs đã từng nói: “A brand is simply trust”. Điều này có thể hiểu “Thương hiệu đơn giản là sự tin tưởng”, doanh nghiệp sẽ thất bại nếu không có sự tin tưởng của khách hàng. Tuy vậy, xây dựng lòng tin nơi khách hàng về doanh nghiệp đã khó, việc duy trì lòng tin nơi họ lại càng khó hơn.
SOI.Pro mời bạn tham khảo 7 cách giúp doanh nghiệp duy trì lòng tin nơi khách hàng và xây dựng lòng trung thành thương hiệu cho mình:
1. Giữ lời hứa với khách hàng
Khách hàng luôn mong muốn doanh nghiệp giữ lời hứa mà bạn đã cam kết với họ về sản phẩm, dịch vụ. Nếu thất hứa với khách hàng, doanh nghiệp sẽ mất lòng tin nơi họ.
Doanh nghiệp nên bám sát thực tế khi đưa ra những cam kết với khách hàng. Hứa hẹn một cách viển vông hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức mong đợi của khách hàng sẽ dễ dàng đánh mất uy tín và niềm tin nơi khách hàng.
Hãy để tất cả mọi thứ, từ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ đến các chương trình khuyến mại càng rõ ràng và chính xác càng tốt. Thường xuyên kiểm tra xem liệu doanh nghiệp có đang giữ vững những lời hứa của mình với khách hàng.
2. Hãy là chính mình
Doanh nghiệp hãy luôn là chính mình trước mắt khách hàng, thay vì việc cố tạo dựng một hình ảnh nào đó không phải bạn. Đừng sợ khác biệt, hãy thể hiện những điểm nổi bật nhất của doanh nghiệp bạn.
Doanh nghiệp sẽ đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng khi là chính mình. Từ đó, khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian lâu dài hơn.
Cá nhân hóa các thông tin của khách hàng khi tiếp xúc với họ, đồng thời, cung cấp thêm thông tin để để khách hàng hiểu thêm về doanh nghiệp. Hiển thị những sắc thái chân thật của thương hiệu chính là khởi đầu để doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng.
3. Theo sát khách hàng
Doanh nghiệp phải theo sát khách hàng để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và lòng tin nơi họ. Nếu không giữ liên lạc thành công với khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị họ lãng quên.
Khách hàng sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn nếu bạn thường xuyên tiếp cận họ. Theo dõi khách hàng để đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của họ, cũng như kiểm tra xem liệu khách hàng có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc gì về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo sát khách hàng còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn các vấn đề lớn có thể xảy ra trong tương lai thông qua việc kịp thời nắm bắt những thông tin phản hồi của họ. Đồng thời khách hàng sẽ luôn cảm thấy doanh nghiệp thực sự quan tâm đến họ.
4. Hành xử trước sai lầm
Doanh nghiệp sẽ làm gì nếu mắc sai lầm với khách hàng? Liệu doanh nghiệp có nhận lỗi với khách hàng? Hoặc không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ từ những sai lầm này? Hãy giải thích cặn kẽ với khách hàng và cố gắng đừng để những sai lầm này lặp lại một lần nữa.
Khi doanh nghiệp mắc sai lầm với khách hàng, đừng lảng tránh nó. Che dấu sẽ khiến những sai lầm trên dễ dàng lặp lại và đánh mất lòng tin nơi khách hàng.
Doanh nghiệp nên thẳng thắn thừa nhận và chịu trách nhiệm với mọi sai sót của mình. Thay vì chỉ nói “Chúng tôi xin lỗi” hoặc “Chúng tôi thực sự xin lỗi về những bất tiện đã gây ra cho anh/chị.” Hãy đưa ra một lời giải thích cặn kẽ, chân thành về những sai lầm này, đừng quên xoa dịu khách hàng bằng những phiếu giảm giá hay voucher khuyến mãi thật hấp dẫn.
Xin lỗi khách hàng một cách chân thành sẽ khiến họ thấy bạn thực sự minh bạch về những sai lầm đã mắc phải và luôn có tinh thần cầu thị.
5. Sự nhất quán
Tính nhất quán chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp giữ vững lòng tin nơi khách hàng. Khách hàng có xu hướng tin tưởng doanh nghiệp khi họ thấy bạn nhất quán trong việc duy trì và đảm bảo các cam kết với họ.
Làm thế nào để khách hàng có thể tin tưởng doanh nghiệp? Dịch vụ và chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nên nhất quán, nếu không thể vượt trội hơn trước. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ vượt ngoài mong đợi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dành được lòng trung thành và sự tin tưởng nơi họ.
6. Minh bạch với khách hàng
Theo một nguồn tin cho thấy, 86% khách hàng cho rằng sự minh bạch là điều vô cùng cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Theo đó, khách hàng định nghĩa sự minh bạch chính là cởi mở, rõ ràng và trung thực. Vậy, doanh nghiệp bạn đã thực sự minh bạch với khách hàng?
Tính minh bạch nên được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu, bởi nếu không minh bạch, khách hàng sẽ không bao giờ tin tưởng bạn hoàn toàn.
Hãy thẳng thắn và trung thực với khách hàng về mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Sự minh bạch có thể dễ dàng giúp doanh nghiệp tạo dựng và duy trì lòng tin nơi khách hàng, đồng thời nhân cách hóa doanh nghiệp.
7. Luôn đáng tin cậy
Nếu bạn gọi điện đến tiệm bánh yêu thích để đặt bánh sinh nhật cho con trai mình. Tuy nhiên, một vài ngày sau đó, khi đến cửa hàng lấy bánh thì đơn hàng và bánh của bạn không được tìm thấy. Liệu bạn vẫn cảm thấy tin tưởng tiệm bánh này? Chắc chắn bạn sẽ có chút do dự khi đặt bánh tại đây thêm một lần nữa.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì lòng tin nơi khách hàng chính là sự tin cậy. Hãy luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi họ cần, chẳng hạn như sẵn sàng đáp ứng những đơn hàng được đặt vào những phút cuối, đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hữu ích khi có vấn đề phát sinh.
Lòng tin của khách hàng chính là sức mạnh tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tạo dựng và duy trì niềm tin nơi khách hàng là quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn ghi điểm trước mắt khách hàng.
SOI.Pro hy vọng hữu ích với bạn!
Có thể bạn quan tâm:
- Những bí quyết để khách hàng luôn hài lòng với doanh nghiệp
- 6 bí quyết giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin với khách hàng năm 2019
- 5 bí quyết giúp doanh nghiệp gia tăng tệp khách hàng thân thiết
Nguồn: Business
Biên tập: SOI.Pro