Khi công nghệ thông tin phát triển, dường như các loại hình kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm đều phải nỗ lực hơn trong cuộc chiến dành thị phần. Khách hàng là yếu tố quan trọng đem lại doanh thu cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đang phải nỗ lực nhiều hơn khi sân chơi được mở rộng. Vậy làm thế nào để tăng độ thoả mãn của khách hàng? Làm thế nào để khách hàng ở lại với chúng ta?
1. Tặng quà
Quà đối với kinh doanh sản phẩm có thể là những món tặng kèm đi cùng sản phẩm của mình, hay chiết khấu ưu đãi cho số lượng mua lớn, tặng vào những dịp lễ, tết quan trọng… Kinh doanh dịch vụ cũng tương tự vậy, doanh nghiệp lựa chọn tặng những món quà trong khả năng như miễn phí khám bệnh đối với bệnh viện, miễn phí 1 giờ soi da đối với thẩm mỹ viện hay tặng phiếu giảm giá cho lần sau. Đối với quà tặng là phần giá trị tăng thêm cho giá trị sản phẩm mà khách hàng chọn mua, nó có thể tác động lớn đến quyết định mua hàng và lôi kéo khách hàng trở lại với doanh nghiệp, vì vậy quà tặng nên chất lượng để khách hàng khỏi thất vọng khi dùng.
2. Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng:
Khách hàng luôn có tâm lý muốn được tự do lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất, cả về giá lẫn chất lượng. Doanh nghiệp nên đào tạo đội ngũ bán hàng kỹ năng lắng nghe, để hiểu được nhu cầu của khách hàng, đáp ứng với thái độ vui vẻ, tận tình.
3. Xây dựng uy tín
Xây dựng uy tín thực sự từ những cam kết ban đầu của mình, chứ không phải từ giá trị ảo mà doanh nghiệp hứa hẹn. Luôn tâm niệm rằng mối quan hệ với mỗi khách hàng đều là mối quan hệ lâu dài. Đồng thời hãy đảm bảo rằng khách hàng sử dụng nó đều hài lòng.
4. Liên lạc với khách hàng thường xuyên
Đây là cách để nhắc khách hàng nhớ đến mình mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm mình cung cấp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thiết lập cơ sở dữ liệu cho khách hàng, điều này càng cần thiết đối với doanh nghiệp nào làm trong lĩnh vực dịch vụ. Sau đó liên lạc với khách hàng thường xuyên qua email hay trang cá nhân để nhắc nhở họ về ngày sinh của vợ/chồng/con cái…khéo léo gợi ý những món quà từ doanh nghiệp của mình. Đăng quảng cáo, gửi lời tri ân hay là cơ sở đê khách hàng theo dõi hoạt động thương mại của mình.
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ nghành nghề mình kinh doanh. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra chiến lược phù hợp, và hãy hiểu một sự thật rằng bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể đáp ứng sự hài lòng của tất cả đối tượng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp hãy chú ý đến yếu tố tập trung. Trong đó tập trung vào kế hoạch, tập trung vào chiến lược, vào phân khúc khách hàng nhất định… Từ đó giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mình dựa trên vấn đề của khách hàng. Như vậy sớm muộn, doanh nghiệp cũng thành công.