Thành công của doanh nghiệp dựa trên nền tảng là sự tin tưởng của khách hàng. Theo báo cáo năm 2019 của Edelman, trong khi 81% khách hàng nói niềm tin là yếu tố cần thiết trong quyết định mua hàng thì chỉ có 34% khách hàng tin tưởng hầu hết các thương hiệu họ mua và sử dụng. Do vậy, xây dựng niềm tin thương hiệu lớn hơn sẽ mang lại một lợi thế tích cực. Nhưng không, thay vì tận dụng cơ hội đó, các thương hiệu hay phạm sai lầm, làm tổn thương đến lòng tin khách hàng – đôi khi ngay cả trước khi bắt đầu mối quan hệ với các khách hàng mới.
Vậy đâu là những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng và củng cố niềm tin nơi khách hàng? SOI.Pro mời bạn tham khảo nội dung sau đây:
1. Nhất quán trong xây dựng, giữ gìn hình ảnh thương hiệu
Hãy thử tưởng tượng khách hàng ghé thăm địa điểm bán lẻ với sự tò mò qua những lời quảng cáo về thương hiệu, những chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm đầy sức thu hút, tuy nhiên, khi bước vào họ lại thấy mình trong một cửa hàng cũ, và lộn xộn. Liệu họ còn cảm thấy tin tưởng khi doanh nghiệp đã cung cấp những thông tin không đúng sự thật.
2. Sẵn sàng thừa nhận sai lầm
Trong kinh doanh đôi khi doanh nghiệp sẽ mắc sai lầm. Khi đó, những người quản lý và doanh nhân giỏi hiểu tầm quan trọng của việc tập trung vào các giải pháp hơn là bị ám ảnh mãi bởi sai lầm. Do vậy, thay vì che đậy, lờ đi hoặc giảm thiểu sai lầm của doanh nghiệp, hãy nhận trách nhiệm và tìm ra giải pháp. Hãy luôn học từ sai lầm và tiến lên.
3. Hành động theo những cam kết với cộng đồng
Thật tuyệt vời khi công bố rằng, doanh nghiệp luôn quan tâm đến các vấn đề của cộng đồng và xã hội như: bảo vệ trẻ em, ủng hộ bình đẳng giới, bảo vệ môi trường hay các mục tiêu an sinh xã hội khác. Song song với việc quảng bá, khách hàng luôn mong đợi doanh nghiệp hành động theo những cam kết đó.
4. Chú trọng đến trải nghiệm của nhân viên
Khách hàng chính là những người thực sự quan tâm đến những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp bạn, cách nhân viên của bạn được đãi ngộ. Năm 1968, Martin Luther King – Nhà đấu tranh vĩ đại người Mỹ từng kêu gọi tẩy chay Coca-cola vì những bê bối liên quan đến đạo đức kinh doanh như bóc lột sức lao động, trốn thuế, hay kỳ thị người Do Thái của hãng nước giải khát này. Năm 1990, trước thềm thế vận hội Olympic, thương hiệu thể thao nổi tiếng thế giới Nike đã bị kêu gọi tẩy chay vì những bê bối liên quan tới bóc lột sức lao động công nhân. Do vậy, chỉ khi nhân viên được đãi ngộ theo đúng cam kết và quy định thì thì người tiêu dùng mới yên tâm khi những sản phẩm làm ra được đưa tới tay họ.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày nay không chỉ đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu sử dụng sản phẩm mà còn thể hiện trách nhiệm và quan điểm cá nhân trước các mối quan tâm của xã hội. Do vậy xây dựng lòng tin nơi khách hàng trên cơ sở hành động dựa trên những giá trị cốt lõi của thương hiệu là điều các doanh nghiệp luôn cần lưu tâm.
SOI.Pro chúc bạn thành công!
Nguồn: Business2community
Biên tập: SOI.Pro