Chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược giúp giữ chân khách hàng và khuyến khích họ tiếp tục mua hàng từ thương hiệu của bạn. Các loại chương trình Khách hàng thân thiết được sử dụng nhiều nhất như: Tích điểm tặng quà; Các chương trình theo cấp độ thân thiết, cấp độ VIP; Các chương trình dựa trên mức độ chi tiêu; Gamification; Chương trình cộng đồng; Giới thiệu bạn bè; … Dưới đây là 16 chương trình Khách hàng thân thiết nổi bật năm 2023 từ các thương hiệu Marriott, Sephora, Amazon,…
1. Marriott
Chương trình Marriott Bonvoy Benefits của Marriot cho phép khách hàng đổi điểm để có được đêm khách sạn, bữa ăn miễn phí và các trải nghiệm khác. Họ cũng có thể kiếm điểm khi thuê ô tô và chuyến bay, chia sẻ điểm với bạn bè và gia đình cũng như nhận Wi-Fi miễn phí và mức giá đặc biệt.
Marriott đã phân tích hành vi của khách hàng và sử dụng dữ liệu đó để tạo ra trải nghiệm tốt hơn phù hợp với từng khách. Họ càng biết nhiều về sở thích của khách hàng thì công ty càng có thể đưa ra nhiều phần thưởng được cá nhân hóa.
2. DSW
Chương trình khách hàng thân thiết của DSW thành công nhờ tạo ra cảm giác độc quyền. Các cấp độ dựa trên hành vi mua hàng của người tiêu dùng và bao gồm các phần thưởng theo từng cấp từ giao hàng miễn phí cho đến một đôi giày chính hãng và nhiều phần thưởng giá trị khác. Chương trình dạng cấp độ cung cấp một cấu trúc mà khách hàng có thể tin cậy và theo dõi được trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm và cung cấp cho khách hàng một mục tiêu để phấn đấu.
3. Azerbaijan Airlines
Azerbaijan Airlines, giống như nhiều hãng hàng không khác, sử dụng chương trình dựa trên chi tiêu để tích điểm thưởng cho những khách bay thường xuyên. Hãng hàng không này xếp hạng khách hàng nhờ dữ liệu về tần suất bay và số tiền mà họ chi trả cho các chuyến bay. Những du khách đạt hạng VIP sẽ nhận được các đặc quyền như sử dụng phòng chờ miễn phí, lên máy bay sớm và bổ sung hành lý ký gửi miễn cước.
4. Grubhub
Chương trình khách hàng thân thiết của Ứng dụng giao đồ ăn Grubhub – Grubhub Points – cung cấp cho khách hàng các ưu đãi với tổng trị giá có thể lên tới hơn 400 USD. Với mỗi đô la chi tiêu, khách hàng có thể tích được 20 điểm trên app. Chương trình này mang lại cho khách hàng Grubhub động lực để tiếp tục sử dụng ứng dụng để kiếm thêm điểm để đổi các ưu đãi, mã giảm giá.
5. Dollar Shave Club
Dollar Shave Club cung cấp một chương trình đăng ký thành viên. Bạn trở thành thành viên chỉ bằng cách thực hiện lần mua hàng đầu tiên. Thay vì chi tiêu nhiều hơn để kiếm điểm, thành viên tự động có quyền truy cập vào các sản phẩm mới và độc quyền, đề xuất được cá nhân hóa, tạp chí chỉ dành cho thành viên và giao hàng miễn phí. Chương trình này tuân theo cách tiếp cận mang tính cộng đồng hơn là thúc đẩy khách hàng chi tiêu.
6. Sephora
Chương trình Beauty Insider của Sephora mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn quà tặng dựa trên hệ thống điểm và tạo nên một cộng đồng trực tuyến. Cộng đồng Beauty Insider là một cộng đồng trực tuyến nơi khách hàng có thể đặt câu hỏi, chia sẻ ngoại hình của mình và trao đổi mẹo làm đẹp. Chương trình này thành công bởi nó trau dồi thêm yếu tố cảm xúc và củng cố mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu.
7. Bank of America
Chương trình Khách hàng Ưu tiên của Bank of America cung cấp phần thưởng hoàn lại tiền cho khách hàng khi họ sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng để mua hàng tại một số nhà bán lẻ, nhà hàng và công ty khác trong nước. Theo John Sellers, Giám đốc điều hành tại Bank of America, một số lợi ích của chương trình bao gồm: Mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn—tám trong số 10 người tham gia chương trình có khả năng giới thiệu Bank of America cho bạn bè và gia đình, Giữ chân khách hàng tốt hơn, Tăng chi tiêu của khách hàng, dẫn đến lợi nhuận cao hơn, … Chương trình này mang đến cho khách hàng sự linh hoạt trong việc sử dụng phần thưởng của họ ở nơi họ muốn, làm tăng sự hài lòng chung của khách hàng.
(Còn nữa)